Bài viết

tang-doanh-thu-cho-cua-hang-ban-le

Tăng doanh thu cho cửa hàng bán lẻ bằng cách nào?

Tăng doanh thu cho cửa hàng bán lẻ bằng cách nào?

Dù nền kinh tế chưa thực sự khởi sắc nhưng thị trường bán lẻ tại Việt Nam vẫn khá sôi động, bằng chứng là các cửa hàng bán lẻ ngoại có thương hiệu lớn đang coi Việt Nam là một trong những thị trường tiêu thụ tốt những sản phẩm mà họ cung cấp. Vậy những cửa hàng bán lẻ trong nước làm gì để tăng doanh thu cho cửa hàng mình? Dưới đây là những cách hữu ích giúp bạn tăng doanh thu cho cửa hàng bán lẻ.

tang-doanh-thu-cho-cua-hang-ban-le

>>> xem thêm: 4 kế hoạch tăng doanh thu bán hàng phổ biến.

Nâng cao trình độ quản lý cửa hàng bán lẻ

Như chúng ta vẫn thường thấy ở Việt Nam vẫn duy trì kênh phân phối truyền thống thông qua các đại lý, cửa hàng bán lẻ nhỏ hay những cửa hàng tạp hóa tự phát để tăng doanh thu cho cửa hàng của mình là chính, còn kênh phân phối hiện đại như dạng siêu thị, kênh phân phối ứng dụng thương mại điện tử thì vẫn rất ít, chủ yếu tập trung tại thành phố lớn. Việc nâng cao trình độ quản lý cửa hàng rất cần thiết, thiết kế cửa hàng phải sạch sẽ, hiện đại, áp dụng các thành tựu về công nghệ vào hoạt động bán lẻ. Sử dụng công nghệ POS hiện nay đang trở nên phổ biến và được áp dụng nhiều tại các công ty cũng như các tập đoàn lớn.

nang-cao-trinh-do-quan-ly-ban-le

Công nghệ POS giúp nâng cao tính cạnh tranh cho thị trường bán lẻ bằng việc thay thế các cách thức quản lý cũ như cộng sổ hay ghi chép hàng ngày bằng phần mềm. Đây là một cách nhanh chóng và chính xác hơn rất nhiều. Đồng thời với một hệ thống quản lý bán hàng gồm phần mềm, máy đọc mã vạch, máy in hóa đơn,… Những bất cập của phương pháp quản lý thủ công được khắc phục như có tính chuyên nghiệp cao, giảm thiểu nhầm lẫn về thanh toán, đặc biệt là tạo nên sự đồng bộ cho hệ thống cửa hàng cả về mặt dữ liệu lẫn phương thức quản lý.

>>> xem thêm: Những cách tăng doanh thu cửa hàng bán lẻ.

Nghiên cứu thị trường

Là bước thiết yếu, giúp bạn hiểu hơn về nhu cầu khách hàng. Từ đó, bạn sẽ có những bước đi đúng đắn trong việc tung ra những chiến lược thích hợp trong thị trường tăng doanh thu cửa hàng bán lẻ. Qua nghiên cứu thị trường, bạn có thể hình thành nên ý tưởng phát triển một sản phẩm mới và lựa chọn chiến lược định vị đúng cho sản phẩm đó tại từng thị trường. Qua nghiên cứu, bạn có thể thấy được thực tế là một sản phẩm có thể sẽ rất phổ biến ở thị trường này nhưng lại được coi là đặc biệt ở một thị trường khác.

Nghiên cứu thị trường cũng hỗ trợ cho bạn tìm ra những thị trường lớn nhất cho sản phẩm của bạn, cho phép thu gọn tầm nhìn và nỗ lực hiệu quả vào một lĩnh vực nhất định. Cho ra những thủ thuật giới thiệu sản phẩm một cách tốt nhất và tạo nên lợi thế cạnh tranh lớn.

nghien-cuu-thi-truong

>>> Báo giá dịch vụ Marketing tổng thể tại đây.

Chăm sóc khách hàng

Là tất cả những gì doanh nghiệp phải làm để thỏa mãn nhu cầu và mong mỏi của khách hàng. Điều đó đồng nghĩa với việc, nếu có một sản phẩm hay dịch vụ nào không tốt thì vẫn phải giữ lại được khách hàng thông qua công tác chăm sóc khách hàng. Ba yếu tố then chốt quyết định đến sự thỏa mãn khách hàng đó là các yếu tố liên quan đến sản phẩm (đúng giá, đúng hàng), các yếu tố thuận tiện (đúng lúc, đúng nơi), các yếu tố về con người (đúng cách).

cham-soc-khach-hang

Nhân viên được xét đào tạo tốt là một người có những hiểu biết sâu sắc về sản phẩm. Nếu doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh một phần mềm quản lý bán hàng thì nhất định, nhân viên bán hàng của bạn phải có một sự hiểu biết chuyên môn cơ bản nhất về sản phẩm và cách sử dụng nó để có những kiến thức kịp thời tư vấn cho thắc mắc của khách hàng. Từ đó khả năng tăng doanh thu cũng tăng lên đáng kể

Trên đây là một số cách tăng doanh thu cho cửa hàng bán lẻ. Hy vọng rằng qua bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong việc tăng doanh thu cho doanh nghiệp hay tổ chức của mình ngày một tốt hơn.

khuyen-mai

Những cách tăng doanh thu cửa hàng bán lẻ

Tăng doanh thu cửa hàng bán lẻ

Doanh thu tăng, bán được nhiều hàng, kiếm được nhiều tiền là mục tiêu tối thượng của ngành bán lẻ. Vậy làm thế nào để bán được nhiều hàng kiếm được doanh thu nhiều? Dưới đây, MDCOP sẽ chỉ cho bạn một số cách tăng doanh thu cho cửa hàng bán lẻ.

tang-doanh-thu-cua-hang-ban-le

>>> xem thêm: Bí quyết tăng doanh thu bán hàng online phải làm như thế nào? 

Khuyến mại là cách đẩy hàng đi nhanh nhất

Là một kỹ thuật ngắn hạn giúp tăng doanh thu cho cửa hàng bán lẻ. Không cần phải biết đến những lý thuyết cao siêu, việc bạn cần phải làm là kiếm một cây bút, một tờ giấy, những mặt hàng cần đẩy nhanh và một chỗ trưng bày nhìn nổi bật trong cửa hàng – nơi mà khách hàng khó thể bỏ qua. Thường là gần quầy thu ngân và hãy xem hiệu quả thế nào.

Lên kế hoạch và thực hiện việc khuyến mại: Nếu bạn chỉ định khuyến mại chớp nhoáng như là biện pháp cứu cánh phút chót, nên tập trung vào các mặt hàng nằm lâu trên giá và bám đầy bụi. Sau đợt này, bạn sẽ có thêm kinh nghiệm để nhập những mặt hàng tốt hơn, có lãi hơn cho các loại khuyến mại này để bạn không bị mất tiền oan.

Khách hàng cũng thích mua hàng khuyến mại vì có cảm giác kiếm được món hời và cuối ngày bạn kiếm được món tiền. Đây là tình huống win-win cho cả hai. Một số loại khuyến mại có thể áp dụng: mua 1 tặng 1, mua cái đầu giảm giá 50% cho cái thứ 2, giảm giá 50%. Nên để thời hạn khuyến mại, để tạo tình thế cấp bách, khiến khách hàng quyết định mua nhanh kẻo nhỡ.

>>> xem thêm: Tăng doanh thu cho cửa hàng bán lẻ bằng cách nào?

khuyen-mai

Trưng bày hàng hóa đặc trưng, tạo điểm nhấn của cửa hàng

Nơi trưng bày hàng hóa đặc biệt có thể coi như một nhân viên bán hàng thêm vì bạn có thể nhìn thấy ở bất cứ siêu thị hay hiệu sách nào, thường đặt ở ngay cửa vào, đập vào mắt khách hàng khi họ bước vào. Có đủ các hình dáng và kích thước, từ những giá sách có hình dáng đặc biệt hơn nơi trưng bày những sách bán chạy nhất, cho đến những giá treo lủng lẳng những biển hiệu từ trần nhà quảng bá cho lợi ích khi sử dụng phân bón cho khu vườn.

Bảng thông tin độc đáo

Bảng thông tin sẽ là nơi bạn thể hiện khả năng nghệ thuật của mình, có thể xấu hoặc đẹp tùy quan điểm từng người nhưng nó sẽ truyền tải thông điệp của bạn đến với khách hàng như hôm nay bạn có hàng gì mới về, có gì khuyến mại hay chỉ đơn giản là một tuyên ngôn về cuộc sống của chính chủ cửa hàng. Điều này sẽ góp phần tăng doanh thu lên đáng kể. Những gì bạn cần làm là:

bang-thong-tin-doc-dao

>>> Dịch vụ quảng cáo Banner tại đây.

– Viết, vẽ bằng tay với phấn màu.

– Cập nhật thông tin ít nhất 1 tuần/lần hoặc bất kì khi nào bạn có gì mới.

– Có thể dùng bảng đen hoặc bảng đèn led cho nổi bật.

– Câu từ ngắn gọn, hài hước.

Mặt tiền cửa hàng trông bắt mắt

Chẳng có gì có thể tồi tệ hơn một mặt tiền luộm thuộm, bừa bộn với những hàng hóa bạc thếch vì nắng mặt trời. Ai mà còn muốn vào những cửa hàng như vậy nữa? Cho dù bạn đang bán gì, kẹo, đồ điện hay đồ chơi trẻ em, việc bắt buộc là giữ cho mặt tiền cửa hàng sạch sẽ, luôn có hàng mới và hấp dẫn bằng các cách sau:

– Thay đổi hàng trưng bày: làm việc này hàng tuần hoặc cùng lắm là 2 tuần/lần nếu bạn quá bận

– Lau dọn cửa kính bên ngoài mỗi tuần/lần và bên trong cùng lắm là 1 tháng/lần. Việc quét dọn nền nhà là làm hàng ngày, đừng để rác, phân chuột hay bụi bẩn rải rác trong cửa hàng làm mất cảm hứng mua bán của khách hàng.

mat-tien-cua-hang

>>> xem thêm: Làm cách nào để tăng doanh thu bán hàng?

– Để biển giá rõ ràng, cụ thể. Tất nhiên là đối thủ của bạn sẽ biết giá và có thể có sự cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên nếu bạn không treo giá bán, khách hàng sẽ cảm thấy không an toàn và đối thủ của bạn nếu muốn biết thì bằng cách này hay cách khác họ cũng moi ra được thôi.

Đặt mình vào vị trí khách hàng, bạn đã bao giờ đứng bên ngoài một cửa hàng, nhìn thấy giá và quyết định không vào bởi vì trong đó hàng có vẻ đắt hơn so với khả năng chi tiêu của mình? Việc này còn dễ thở hơn rất nhiều so với việc bạn không thấy giá, bạn rất thích chiếc áo khoác, bạn quyết định vào cửa hàng rồi bị chưng hửng với mức giá nhân viên đưa ra. Bạn có thể phải giả vờ xem thêm 1-2 mặt hàng khác rồi lấy lí do nào đó đi ra khỏi cửa hàng với một cảm giác không được dễ chịu cho lắm (rằng đám nhân viên kia sẽ cười sau lưng bạn vì không đủ tiền mua món đồ đó).