bien-phap-tang-doanh-thu-ban-hang

Các biện pháp tăng doanh thu bán hàng

Biện pháp tăng doanh thu bán hàng

Có rất nhiều biện pháp làm tăng doanh thu bán hàng của doanh nghiệp tùy thuộc vào đặc điểm và lĩnh vực kinh doanh của từng doanh nghiệp tùy thuộc vào đặc điểm lĩnh vực kinh doanh của từng doanh nghiệp mà có thể lựa chọn những biện pháp phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Ở trong kinh doanh, ai cũng biết công thức Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí. Tất cả các doanh nghiệp đều muốn tối đa hóa lợi nhuận và tăng doanh thu chính là một trong những cách để tăng lợi nhuận. Cùng MDCOP tham khảo các biện pháp tăng doanh thu bán hàng sau để giúp tăng doanh thu bán hàng cho doanh nghiệp của bạn.

bien-phap-tang-doanh-thu-ban-hang

>> xem thêm:  Tăng doanh thu bán hàng cho cửa hàng nhỏ lẻ bằng cách nào?

1. Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúng đắn phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp

Để có chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúng đắn trong việc tăng doanh thu bán hàng trước tiên bạn cần cho phép doanh nghiệp định hình được hướng đi mà doanh nghiệp đạt đến trong tương lai, chỉ ra các mục tiêu mà doanh nghiệp cần phải thực hiện để đạt được các mục tiêu đề ra của doanh nghiệp. Khi bạn đã có chiến lược và kế hoạch kinh doanh phù hợp rồi thì hãy cho phép doanh nghiệp tận dụng tối đa các nguồn lực cho sản xuất kinh doanh. Như vậy sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, góp phần làm tăng lợi nhuận.

bien-phap-tang-doanh-thu-ban-hang

2. Xây dựng, triển khai các kế hoạch và các chính sách Marketing, đẩy mạnh nghiên cứu khai thác thị trường tìm hiểu nhu cầu của khách hàng

Triển khai và thực hiện các kế hoạch và chính sách Marketing: chính sách sản phẩm, giá cả, chính sách giao tiếp khuyếch trương, phân phối, cùng việc đẩy mạnh nghiên cứu khai thác thị trường và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, cho phép đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng, góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

– Chính sách sản phẩm: nên chú trọng vào việc nâng cao chất lượng hàng hoá và dịch vụ, đa dạng hoá hình thức mẫu mã, tổ chức khai thác tốt nguồn hàng, tổ chức việc dự trữ hàng hoá để sẵn sàng cung cấp khi thị trường cần,…

– Về chính sách giá cả: cần xác định giá cả hợp lý để có thể tăng khối lượng tiêu thụ mà vẫn đảm bảo thu được lãi.

– Chính sách giao tiếp khuyếch trương: cần sử dụng các biện pháp: quảng cáo, khuyến mại,… đến khách hàng, người tiêu dùng để tăng doanh số bán.

– Chính sách phân phối: phải lựa chọn địa bàn, xây dựng các cửa hàng, nhà kho nhà xưởng, bố trí mạng lưới phân phối sao cho có thể cung cấp hàng hoá đến cho khách hàng nhanh nhất. Đồng thời, bố trí mạng lưới phân phối ở địa bàn cho phép cung ứng sản phẩm hàng hoá với khối lượng lớn.

>>> Dịch vụ Marketing tổng thể tại đây.

xay-dung-trien-khai-marketing

3. Lựa chọn cơ cấu mặt hàng kinh doanh hợp lý

Việc này có ảnh hưởng tới tình hình tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp. Để có thể tăng doanh thu của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần phải lựa chọn cho mình một cơ cấu mặt hàng kinh doanh phù hợp cả về số lượng, tỉ trọng của hàng hoá trong cơ cấu, phải làm sao cho cơ cấu đó phát huy được những thế mạnh của doanh nghiệp, thu hút, hấp dẫn được khách hàng đến doanh nghiệp. Lựa chọn mặt hàng kinh doanh hợp lý, phù hợp với việc phân đoạn thị trường tiêu thụ mà doanh nghiệp đã phân tích lựa chọn cùng với việc triển khai kế hoạch xúc tiến marketing thu hút khách hàng sẽ mang lại sự thành công cho doanh nghiệp.

mat-hang-kinh-doanh

 

>>> xem thêm: Làm cách nào để tăng doanh thu bán hàng?

4. Tổ chức và lựa chọn phương thức bán phù hợp, phương thức thanh toán thuận tiện, thực hiện nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán hàng.

– Phương thức bán hàng: gồm bán buôn hay bán lẻ tuỳ thuộc vào ngành hàng mà doanh nghiệp kinh doanh. Ngoài ra, việc lựa chọn phương thức bán hợp lý sẽ đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp.

– Hình thức thanh toán: thuận tiện nhanh chóng cho người mua sẽ góp phần vào việc khuyến khích khách hàng mua hàng hoá của doanh nghiệp, giảm khoản công nợ khó đòi, như vậy sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

– Những dịch vụ sau bán hàng: dịch vụ lắp đặt sửa chữa, hướng dẫn sử dụng,… thuận tiện và chất lượng góp phần vào việc thu hút đông đảo khách hàng đến với doanh nghiệp và tăng khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ, làm tăng doanh thu và lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp.

>>> xem thêm: phát triển ứng dụng mobile trong bán hàng

Trên đây là một số biện pháp tăng doanh thu bán hàng cho các doanh nghiệp và tổ chức. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn phần nào trong việc củng cố và nâng cao doanh thu cho doanh nghiệp hay tổ chức của mình. Chúc các bạn thành công!

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *